Liên hệ chúng tôi về thông tin khóa học 028 7300 9789 (Ext 104)

Cách quản trị môi trường đa văn hóa tại doanh nghiệp hiệu quả

Quản trị môi trường đa văn hóa tại doanh nghiệp hiệu quả là hoạt động không dễ dàng. Ngoài thách thức về ngôn ngữ, nó còn đòi hỏi sự am hiểu của người lãnh đạo về sự am hiểu con người và hoàn cảnh sống. Đây là nhiệm vụ cực kỳ lâu dài và cần nhiều công sức của người làm quản lý. Nếu làm tốt, nó sẽ là tiền đề để doanh nghiệp phát triển bền vững và hiệu quả.

Văn hóa doanh nghiệp là gì? 

Hiểu một cách đơn giản, văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ giá trị văn hóa của doanh nghiệp kể từ khi thành lập. Những giá trị này được xây dựng dựa trên cơ sở mục tiêu hoạt động, giá trị cốt lõi, mối quan hệ. Lâu dần, chúng trở thành quy tắc ứng xử chung của mọi người, dù là nhân viên cũ hay mới. Nó chi phối cách suy nghĩ, đối đãi và cả cảm xúc của người đang công tác ở đây.

Văn hóa doanh nghiệp được tạo nên từ nhiều yếu tố

Văn hóa là yếu tố khiến một doanh nghiệp trở nên độc nhất trên thị trường. Đây cũng là cơ sở thu hút nhân tài đến với tổ chức để cống hiến năng lực. Không nhất thiết phải là công ty lớn, văn hóa phù hợp cũng đủ để đơn vị hấp dẫn được người lao động trên thị trường. 

Hiện nay, với sự phát triển của chuyển đổi số và tư tưởng con người, hoạt động hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia cũng trở nên rõ ràng và dễ dàng hơn. Chính điều này đã tạo nên nhu cầu về cách quản trị môi trường đa văn hóa tại doanh nghiệp. Việc trong cùng một công ty có nhiều nhân viên đến từ nhiều nước, vùng miền khác nhau cũng là thử thách khá lớn với nhà quản lý. 

Hướng dẫn quản trị môi trường đa văn hóa tại doanh nghiệp 

Đa văn hóa luôn là khởi nguồn của nhiều mâu thuẫn, cả trong cuộc sống và công việc. Chính điều này đòi hỏi người lãnh đạo phải thực sự khéo léo và tài tình trong mọi hành vi. Một sự thiên vị nhỏ cũng đủ khiến nội bộ doanh nghiệp xuất hiện vấn đề. Vì thế, nếu đang nắm vai trò quản lý, bạn nên lưu ý các tiêu chí hành động sau đây: 

Lấy cảm xúc con người làm trung tâm xây dựng 

Con người là trung tâm của văn hóa doanh nghiệp, là yếu tố tạo nên và thay đổi điều này. Vì thế, con người phải luôn được chú trọng khi xây dựng môi trường làm việc thuận hòa thay vì chỉ nhắm vào tình hình kinh doanh. Bạn nhất thiết phải chú ý đến cảm xúc của nhân viên để có cách ứng xử phù hợp. Điều này thể hiện qua sự đồng cảm khi hoạn nạn, chia sẻ khó khăn trong nhiệm vụ,... 

Con người phải là trung tâm

Không giao việc mà hãy coaching

Một ví dụ điển hình cho tiêu chí quản trị môi trường đa văn hóa tại doanh nghiệp hiệu quả này là Google. Họ chú trọng chính sách cho nhân viên để tạo sự thoải mái khi công tác. Các nhà quản lý cũng luôn cố gắng cải tiến văn hóa để phù hợp với sự mở rộng quy mô của đội ngũ nhân viên. Đây cũng là cơ sở cải thiện chất lượng của nhân sự qua từng giai đoạn.

Sự thoải mái này đến từ việc nhà lãnh đạo không giao tiếp bằng sự ra lệnh mà và chia sẻ, coaching. Họ chia sẻ thông tin về tình hình doanh nghiệp, chia sẻ chính sách mới của ban quản trị cho nhân viên. Họ coaching để nhân viên sáng tạo và tìm ra phương pháp hành động cho bản thân thay vì áp đặt, bắt ép nhân viên. Chính sự “mật ngọt chết ruồi” này đã giúp không khí làm việc bớt áp lực và nặng nề hơn, kích thích sự sáng tạo.

Môi trường làm việc thoải mái kích thích sự sáng tạo

Lãnh đạo phải là nguồn động lực cho nhân viên 

Một nhà lãnh đạo bi quan, tiêu cực không bao giờ có thể lãnh đạo đội nhóm hoạt động hiệu quả. Tư duy tích cực ảnh hưởng rất lớn đến thành quả công việc sau cùng. Thay đổi lối nghĩ và cách biểu đạt cảm xúc thực sự rất cấp thiết trong việc xây dựng môi trường đa văn hóa. Lưu ý là với mỗi nhân viên, bạn phải có cách truyền động lực phù hợp mới mang đến hiệu quả.

Tuyệt đối không phân biệt đối xử 

Dù là quy mô vùng miền hay quốc gia thì sự khác biệt văn hóa vẫn luôn tồn tại. Tôn trọng sự khác biệt thay vì phân biệt đối xử sẽ mọi người đánh giá cách hành xử của lãnh đạo nhiều hơn. Không một ai muốn mình trở thành đối tượng bị “dìm” và không thể phát huy năng lực. Vì vậy, bạn nhất định phải là một nhà lãnh đạo công tâm và rõ ràng. 

Hướng tới hoạt động làm việc nhóm

Muốn gắn kết mọi người với nhau, bạn nên thử cân nhắc hoạt động làm việc nhóm. Đây cũng là tôn chỉ xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp của Facebook (Meta). Họ tôn trọng cách làm việc tự do, bình đẳng, nhà quản lý không được thể hiện khoảng cách cấp bậc. Hình thức làm việc theo nhóm luôn được đề cao để tạo điều kiện giao lưu, đồng thời là phương pháp quản lý con người cực hiệu quả.

Làm việc nhóm giúp mọi người có cơ hội hiểu nhau hơn

Lãnh đạo đúng cách với khóa đào tạo KaF Education

Chắc hẳn qua những chia sẻ trên, bạn đã hiểu và phần nào có được định hướng về cách quản trị môi trường đa văn hóa tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề lúc này là bạn phải biết cách bắt đầu từ đâu và ưu tiên điều gì trước. “Làm đại” không giúp bạn lãnh đạo hiệu quả, hơn nữa bạn phải xuất phát từ vị trí của mọi người thay vì suy nghĩ của bản thân. 

Khóa học quản trị văn hóa doanh nghiệp của KaF Education sẽ giúp bạn. Với chương trình đào tạo được xây dựng logic, bạn sẽ biết mình nên bắt đầu xây dựng nơi làm việc như thế nào. Vai trò của bạn vẫn được phát huy, đồng thời hỗ trợ nhân viên hiệu quả. Quá trình giao việc, theo dõi và phản hồi công việc của bạn cũng tốt hơn.

Quản trị môi trường đa văn hóa tại doanh nghiệp thực sự là thử thách mà bất cứ nhà quản lý nào cũng phải vượt qua. Điều này có thể khiến bạn mệt mỏi, nhưng lại tạo cơ sở để bạn trở nên “cứng cáp” hơn. Nếu thành công, chắc chắn bạn sẽ trở thành nhà lãnh đạo tài ba và nhận được sự tôn trọng, nể phục từ nhân viên.

Mọi thông tin về khóa học Quản trị môi trường đa văn hóa tại doanh nghiệp hiệu quả bạn vui lòng liên hệ hotline 02873009789 - Ext: 104 hoặc email daotao@kaf.edu.vn. KaF Education - Học thật, áp dụng ngay

XEM THÊM: Lãnh đạo với chuyển đổi số tại doanh nghiệp - Hướng đi hợp thời

XEM THÊM: Lãnh đạo chủ động - Chìa khóa cho sự phát triển của Sunjin Vina